Hội chứng ống cổ tay và những biến chứng khôn lường

By   Lionel    09/10/2019

Hội chứng ống cổ tay là gì? Đây là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lâu sẽ gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hội chứng ống cổ tay là bệnh hay gặp ở người cao tuổi và những người sử dụng cổ tay nhiều trong công việc. Hội chứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Vậy hội chứng ống cổ tay và triệu chứng của bệnh là gì, biểu hiện ra sao? Nếu không điều trị dẫn đến hậu qua ra sao. Và điều trị bệnh như thế nào cho hợp lý và hiệu quả nhất. Các bạn hãy cùng hoctienganh123.net tìm hiểu nhé.

TÌM HIỂU HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY LÀ GÌ?

 Hội chứng ống cổ tay là biểu hiện của rối loạn thần kinh hay gặp, do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở các cổ tay gây ra. Dây thần kinh giữa đi từ cánh tay xuống bàn tay thông qua ống cổ tay. Các xương ở cổ tay ở phía sau và dây chằng cổ tay ở phía trước sẽ bao quanh ống cổ tay. Đường dẫn này khá chật trội, trong đó có dây thần kinh giữa, các mạch máu và các gân gấp ngón tay.

Hội chứng ống cổ tay là gì?

TRIỆU CHỨNG CỦA HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

Khi mắc hội chứng này, dấu hiệu bệnh xuất hiện từ từ. Đầu tiên người bệnh sẽ cảm thấy tê bì và ngứa ran nhiều đầu ngón tay và bàn tay.  Nặng hơn là bệnh nhân sẽ bị loạn cảm giác, thường xảy ra ở ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út. Trong những trường hợp cá biệt, hội chứng khiến người bệnh tê bì, đau lên cả bàn tay và cánh tay.

Hội chứng này thường nặng lên vào ban đêm khi chúng ta ít cử động. Thậm chí cơn đau còn khiến bệnh nhân tỉnh giấc. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi. Mặt khác, những người sử dụng cổ tay quá nhiều như vận động viên cầu lông, bóng chuyền hay dân văn phòng, nguy cơ mắc hội chứng cũng ở mức cao hơn. Cuối cùng bàn tay của bạn sẽ yếu đi, ảnh hưởng đến vận động, công việc của chính bạn. Ví dụ như tay run khiến bạn dễ làm rơi đồ vật, làm việc không được hiệu quả như bình thường.

Tham khảo thêm: Podcast là gì? Ứng dụng của Podcast trong học tập thế nào?

NGUYÊN NHÂN CỦA HỘI CHỨNG

Để điều trị bất kỳ bệnh gì thì điều trị nguyên nhân vẫn là quan trọng nhất. Vậy nguyên nhân hội chứng ống cổ tay đến từ đâu? Câu trả lời là dây thần kinh giữa bị chèn ép. Vốn dĩ dây thần kinh này được ống cổ tay bao bọc. Chỉ khi các yếu tố kích ứng hay chèn ép dây thần kinh giữa trong ống cổ tay sẽ gây ra bệnh. Ví dụ như gãy các xương cổ tay hay cổ tay bị sưng tấy, viêm khớp đều là nguyên nhân gây nên hội chứng bệnh.

Đặc biệt là hội chứng ống cổ tay rất ít khi là do đơn nguyên nhân. Vì vậy, căn nguyên của bệnh thường kết hợp rất nhiều các yếu tố. Chính vì vậy, cần khám, chụp chiếu và điều trị sớm. Khi đó điều trị hội chứng sẽ mất ít thời gian hơn và đạt được hiệu quả tốt hơn so với khi bệnh đã nặng.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Bất kỳ bệnh nào thì phòng bệnh bao giờ cũng dễ dàng hơn chữa bệnh. Do đó nguy cơ mắc phải hội chứng ống cổ tay chính từ là do những thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Bên cạnh đó, yếu tố giải phẫu, giới tính, nghề nghiệp, thể trạng cơ thể hay tình trạng viêm hay tổn thương thần kinh đều khiến nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay thay đổi.

Đầu tiên, yếu tố giải phẫu thể hiện ở sự biến dạng khớp cổ tay. Ví dụ như cổ tay bị trật khớp, bị gãy. Từ đó, ống cổ tay có thể bị thay đổi, tổn thương, gây áp lực lên dây thần kinh giữa. Và khi dây thần kinh giữa bị áp lực chính là nguyên nhân chính gây ra hội chứng ống cổ tay.

Nguy cơ thứ hai là giới tính. Vì hội chứng này thường gặp phải ở những người có ống cổ tay nhỏ. Vì thế mà tỉ lệ mắc hội chứng này ở phụ nữ luôn cao hơn nam giới. Theo điều tra, tỉ lệ mắc hội chứng này gặp ở nữ giới cao gấp 4 lần nam giới.

Nguy cơ thứ ba chính là tổn thương thần kinh hay viêm. Một số bệnh mãn tính như đái tháo đường, làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh, trong đó có dây thần kinh giữa. Bên cạnh đó, mắc các tình trạng viêm như viêm khớp dạng thấp, khiến lớp đệm xung quanh gân bị tổn thương. Điều này sẽ gây áp lực lên dây thần kinh giữa của chính bạn.

Nguy cơ thứ tư chính là béo phì. Đặc biệt là đồ chiên xào và đồ ăn nhanh đang trở thành xu thế nên việc kiểm soát cân nặng lại càng khó khăn. Khi cân nặng tăng lên, khiến chất dịch trong cơ thể cũng tăng theo. Lưu giữ chất lỏng sẽ làm tăng thêm áp lực trong ống cổ tay, gây kích thích dây thần kinh giữa. Hơn nữa, trong giai đoạn thai kỳ, trọng lượng cơ thể tăng lên nhiều, nên rất hay gặp hội chứng ở phụ nữ mang thai. Hội chứng thường tự khỏi khi kết thúc thai kỳ.

Nguy cơ thứ năm là nghề nghiệp của mỗi người. Những người làm công việc văn phòng, hay những môn thể thao sử dụng cổ tay quá nhiều thì tỷ lệ mắc hội chứng cũng cao hơn. Bên cạnh đó, làm việc với các dụng cụ máy khoan, máy cắt hoặc trên dây chuyền đòi hỏi sự uốn cong cổ tay kéo dài hoặc lặp đi lặp lại có thể gây ra áp lực gây hại cho dây thần kinh giữa hoặc làm tổn thương thần kinh. 

CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY

Để phát hiện sớm bệnh, việc đi đến bệnh viện khám và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả tối ưu. Để chẩn đoán bệnh, mỗi bác sĩ cần hỏi và tiến hành các thử nghiệm để xác minh xem bệnh nhân của mình có mức hội chứng hay không?

Triệu chứng của bệnh là dấu hiệu đầu tiên để chẩn đoán hội chứng. Đó là tê bì, đau ngón tay, thậm chí là bàn tay, cánh tay. Triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm hay khi cầm vô lăng, điện thoại. Ngoài ra bác sĩ sẽ khám thể chất và kiểm tra cảm giác trên ngón tay và sức mạnh của cơ bắp trong tay. Uốn cổ tay, bấm vào dây thần kinh hoặc đơn giản là nhấn vào dây thần kinh có thể gây ra triệu chứng ở nhiều người.

Tiếp theo có thể sử dụng tia X để chụp X quang. Khi chụp X- quang, chúng ta có thể loại bổ được các nguyên nhân gây bệnh khác, chẳng hạn như viêm khớp hoặc gãy xương. Nếu muốn chắc chắn hơn, thì lựa chọn sẽ là chụp ảnh điện từ. Thử nghiệm này đo lượng chất thải điện nhỏ phát sinh trong cơ. Thử nghiệm này có thể xác định thiệt hại cơ và cũng có thể loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác.

Cuối cùng là  dựa vào kết quả đo dẫn truyền thần kinh. Mắc hội chứng ống cổ tay, khi sử dụng liệu pháp này, các xung điện của dây thần kinh giữa bị chậm lại trong ống cổ tay. Hơn nữa, liệu pháp này còn giúp bác sĩ loại trừ được các nguyên nhân khác.

Tìm hiểu hội chứng ống cổ tay

ĐIỀU TRỊ 

Hội chứng ống cổ tay cần điều trị càng sớm càng tốt. Bởi vì thời điểm dùng thuốc rất quan trọng trong tất cả các bệnh. Khi điều trị sớm, kết quả thu được sẽ tối ưu hơn. Hơn nữa, để mang lại hiệu quả cao khi điều trị, cần kết hợp giữa thuốc và chế độ vận động hợp lý. Đây là cách điều trị không phẫu thuật, khi bệnh vẫn còn ở giai đoạn nhẹ.

Khi được chẩn đoán sớm, điều trị không phẫu thuật sẽ giúp cải thiện triệu chứng. Để làm được điều đó chúng ta cần dùng đúng thuốc. Sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm như các thuốc chống viêm không steroid hay các corticoid  dùng đường uống hay tiêm tại chỗ đều là sự lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều hay lạm dụng thuốc, vì có thể ảnh hưởng đến thận, xương khớp, đường máu và huyết áp.

Chế độ vận động hợp lý cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh.  Đó chính là cố định cổ tay khi làm việc. Chúng ta có thể dùng nẹp để nẹp cổ tay vào ban đêm hay bao cổ tay vào ban ngày khi làm việc. Hơn nữa, không được vận động, gấp cổ tay quá nhiều khi đang điều trị và sau khi bệnh đã thuyên giảm.

Một phương pháp tuyệt vời để điều trị bệnh chính là vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu bao gồm bấm nắn cột sống, tập Yoga, các bài tập cổ tay. Khi tập như vậy sẽ tránh được hiện tượng cứng khớp và giúp khí huyết, tuần hoàn lưu thông tốt trong cơ thể. Đặc biệt là bấm nắn cột sống vì cột sống chứa rất nhiều dây thần kinh.

Bên cạnh đó khi các liệu pháp điều trị không phẫu thuật không có hiệu quả hay dây thần kinh giữa bị chèn ép quá nặng nề dẫn đến teo cơ. Thì lúc này việc điều trị bằng việc phẫu thuật là bắt buộc. Phẫu thuật ống cổ tay sẽ giúp giảm áp lực bằng cách cắt dây chằng nhấn trên dây thần kinh giữa. Có nhiều cách phẫu thuật như phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở. 

Tuy nhiên phẫu thuật đôi khi gặp nhiều rủi ro. Nên có sự đồng thuận giữa bệnh nhân và bác sĩ điều trị. Tốt nhất là nên điều trị bệnh sớm khi bệnh vẫn còn ở giai đoạn nhẹ, lúc đó quá trình điều trị không quá phức tạp. Bên cạnh đó nếu hội chứng là do bệnh viêm khớp dạng thấp hay bệnh viêm khác, thì điều trị các bệnh này sẽ giúp triệu chứng của hội chứng thuyên giảm, tạo làn sóng tốt trong điều trị.

Tham khảo thêm: Những lợi ích của việc tự học giúp bạn học tập tốt

PHÒNG BỆNH

Nhằm tránh phải điều trị phức tạp và gặp phải những hậu quả nguy hiểm thì việc phòng bệnh là vô cùng cần thiết. Không có biện pháp nào chứng minh được giúp ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu áp lực trên cổ tay và bàn tay bằng những biện pháp đơn giản.

Ví dụ như giảm áp lực và thư giãn. Điều này có nghĩa là chúng ta cần nghỉ ngơi khi làm việc dùng đến cổ tay nhiều. Khi nghỉ ngơi thì cổ tay sẽ được giảm bớt áp lực, từ đó không ảnh hưởng đến dây thần kinh giữa. Bên cạnh đó, nhẹ nhàng uốn tay và cổ tay nhẹ nhàng theo định kỳ. Như vậy khí huyết trong cơ thể sẽ được tuần hoàn liên tục, hợp lý.

Ngoài ra chúng ta cần kiểm soát cân nặng của bản thân. Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ hay đồ ăn nhanh, vì điều này khiến cân nặng của chúng ta tăng lên. Hơn nữa, ngồi đúng tư thế giúp cột sống không bị biến dạng. Từ đó các dây thần kinh sẽ không bị tổn thương, và dây thần kinh giữa cũng không bị áp lực.

Cuối cùng chúng ta cần giữ ấm cổ tay và bàn tay, đặc biệt là mùa đông lạnh và buốt sắp đến. Vì khi được giữ ấm, tay của chúng ta sẽ không bị tê buốt và đau. Nếu không kiểm soát được nhiệt độ khi làm việc, chúng ta hãy đeo bao tay thường xuyên để giữ ấm cổ tay và ngón tay.

KẾT LUẬN

Hội chứng ống cổ tay không nguy hiểm đến tính mạng nhưng điều trị khỏi bệnh cũng không phải là dễ. Do đó mỗi người cần xây dựng chế độ vận động hợp lý để phòng bệnh. Và khi thấy xuất hiện các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay, bạn cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất. Đặc biệt, người bệnh cần phải tuân thủ phác đồ điều trị để mang lại hiệu quả cao nhất trong điều trị.

5/5 (2 bình chọn)