Tại sao cần có phần Summary ở đầu CV? Cách viết Summary trong CV xin việc. Phân tích cách viết Summary trong CV xin việc. Công thức viết Summary.
Tại Việt Nam, điện tử là một trong những ngành phát triển và có cơ hội việc làm đặc biệt hấp dẫn. Để xin việc ngành này, ứng viên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc ấn tượng trong đó không thể thiếu CV xin việc. Tuy vậy, để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hoặc ứng viên ứng tuyển vào các vị trí yêu cầu tiếng Anh, CV xin việc tiếng Anh là thành phần cần thiết. Khám phá bài viết dưới đây để biết được cách viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành điện tử nói chung và cách viết mẫu CV tiếng Anh cho kỹ sư điện nói riêng nhé!
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin việc ngành điện tử, liệu bạn có đang phân vân rằng nên viết CV tiếng Anh hay tiếng Việt hay không? Trên thực tế, nếu nhà tuyển dụng không yêu cầu CV bằng tiếng Anh, ứng viên hoàn toàn có thể chuẩn bị một bản CV tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu CV tiếng Anh với ứng viên thì đây chính là điều bắt buộc trong quá trình xin việc làm của bạn.
Khi viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành điện tử, bạn sẽ chứng minh được khả năng và trình độ tiếng Anh của bản thân, cũng như thể hiện được những kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp và trình độ của bản thân, ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, nếu nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu bạn chuẩn bị CV tiếng Việt, nhưng bạn vẫn chuẩn bị kèm một bản CV tiếng Anh, điều này khiến bạn trở thành một ứng viên chuyên nghiệp, chu toàn và đặc biệt quan tâm tới vị trí công việc này.
Như vậy, có thể thấy việc chuẩn bị CV xin việc ngành điện tử bằng tiếng Anh hay mẫu CV tiếng Anh cho kỹ sư điện đều thật sự cần thiết và quan trọng. Cùng tìm hiểu cách viết mẫu CV xin việc này trong phần kế tiếp nhé!
Tham khảo thêm: Mẫu CV tiếng Anh cho kỹ sư cơ khí
Về cơ bản, các nội dung trong mẫu CV tiếng Anh cho ngành điện tử nói chung hay cho vị trí kỹ sư điện đều giống nhau, chỉ khác ở một số trình độ, kỹ năng mà bạn cần nhấn mạnh mà thôi.
Thông tin cá nhân (Personal details) là thông tin bạn cần điền đầy đủ trong CV xin việc của mình, bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng biết được bạn là ai, bao nhiêu tuổi, đến từ đâu, cách thức liên lạc ra sao… Bên cạnh đó, vị trí ứng tuyển và ảnh cá nhân trong CV không thể thiếu.
Ví dụ: “TRAN NGOC A
Application position: Electrical engineer”
Bạn nên ghi đầy đủ các thông tin cần thiết trong phần này, đồng thời cần ghi chính xác số điện thoại và email của mình, bởi đây chính là cơ sở để nhà tuyển dụng liên hệ với bạn dễ dàng.
Trong phần mục tiêu nghề nghiệp (Career objective), bạn cần nhấn mạnh được mục tiêu, mong muốn của bản thân với vị trí công việc và bạn sẽ làm được điều gì cho công ty khi làm việc tại đây. Với ngành điện tử, mục tiêu cần phải rõ ràng, tránh xa rời thực tế, đồng thời bạn có thể lồng ghép kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của mình để thuyết phục nhà tuyển dụng nhanh hơn.
Ví dụ: “With more than 5 years of experience in the electronics field and electrical engineer position, able to quickly install and repair electrical circuits, and at the same time repair and fix electrical faults at company A. the assigned jobs, always successfully completing 98% of the tasks. I hope that after 3 years of working, I will become an expert in the field of electricity and electronics.”
Tạm dịch:
(Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện tử và vị trí kỹ sư điện, có khả năng lắp đặt, sửa chữa các mạch điện nhanh chóng, đồng thời sửa chữa, khắc phục các lỗi về điện tại công ty A. Trong các đầu việc được giao, luôn hoàn thành xuất sắc tới 98% các nhiệm vụ. Mong muốn sau 3 năm làm việc sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực điện, điện tử.)
Nhiều nhà tuyển dụng thường có xu hướng tìm kiếm ứng viên có trình độ học vấn (Education) được đào tạo thông qua các trường lớp và có kiến thức chuyên môn về vị trí ứng tuyển. Thực tế, với vị trí kỹ sư điện nói riêng hay các ngành trong lĩnh vực điện tử nói chung, ứng viên tốt nghiệp tại các trường đào tạo về ngành Điện, Điện tử, Kỹ thuật, Mạng… sẽ là một điểm cộng lớn.
Nếu bạn có những bằng cấp kèm theo, hãy phô diễn các bằng cấp, chứng chỉ liên quan tới vị trí ứng tuyển của mình, chắc chắn “tấm vé” vào vòng phỏng vấn sẽ nằm trong tay bạn.
Mục kinh nghiệm làm việc (Work Experience) là một mục mà nhà tuyển dụng luôn đề cao dù trong mẫu CV tiếng Anh cho kỹ sư điện hay CV xin việc bằng tiếng Anh ngành điện tử. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc liên quan tới ngành này, hãy mạnh dạn ghi vào trong CV của mình thời gian làm việc, tên cơ quan và những công việc mà mình đã thực hiện. Trường hợp bạn có nhiều kinh nghiệm, bạn hãy điền theo trình tự thời gian từ hiện tại về quá khứ nhé!
Còn nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc liên quan tới ngành điện, điện tử, bạn có thể đưa ra khoảng thời gian mà mình thực tập hay các hoạt động, dự án mà mình tham gia. Điều này khiến nhà tuyển dụng ấn tượng không kém kinh nghiệm làm việc của ứng viên khác đâu nhé!
Tất nhiên, để trở thành kỹ sư điện hoặc một công việc nào đó trong ngành điện tử thì đưa vào trong CV xin việc những kỹ năng cần thiết là điều vô cùng quan trọng, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá về bạn hơn. Bạn nên đưa những kỹ năng có liên quan tới vị trí công việc mà mình ứng tuyển để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhất.
Bạn có thể tham khảo một số kỹ năng như: Electrical schematics (Sơ đồ điện); Time management (Kỹ năng quản lý thời gian); Verbal communication (Kỹ năng giao tiếp tốt); Math skills (Kỹ năng toán học); Thành thạo phần mềm (Questa, Eclipse IDE, Microsoft Visual Studio…); Patience (Kiên nhẫn); Problem-solving (Giải quyết vấn đề)...
Tham khảo thêm: Cách viết các kỹ năng trong CV hút nhà tuyển dụng
Khi viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành điện tử hay CV tiếng Anh cho kỹ sư điện, bạn cần đảm bảo các nội dung trong CV của mình đã viết đúng chính tả, ngữ pháp trong câu. Bởi nhà tuyển dụng sẽ chẳng muốn cầm trên tay một bản CV sai chính tả “chi chít”, bố cục không hợp lý hay các dòng không cách đều nhau. Điều này có thể khiến bản CV của bạn không đủ sức thuyết phục và có thể “rơi” vào thùng rác.
Bên cạnh đó, các thông tin trong CV bạn cần ghi phù hợp với vị trí ứng tuyển, không ứng tuyển một đằng, viết một nẻo. Ví dụ, bạn ứng tuyển cho vị trí kỹ sư điện, nhưng CV của bạn lại nhấn mạnh trong phần kỹ năng, kinh nghiệm làm việc những yêu cầu dành cho vị trí kỹ sư thiết kế, điều này sẽ khiến CV của bạn không được để mắt tới.
Ngoài ra, CV của bạn chỉ nên dài khoảng từ 1 tới 2 trang giấy A4, không nên viết quá dài dòng và nên tóm lược những thông tin của bạn, đảm bảo nội dung CV đều nêu tới những vấn đề trọng tâm. Cuối cùng, hãy đọc kỹ nội dung CV trước khi gửi cho nhà tuyển dụng nhé!
Tham khảo thêm: Dịch CV sang tiếng Anh có phải là cách tạo CV tiếng Anh hiệu quả?
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được cách viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành điện tử. Mặt khác, quý độc giả có thể tham khảo các mẫu CV tiếng Anh cho kỹ sư điện trên các ứng dụng, phần mềm hay trang web tạo CV trực tuyến. Đồng thời, bạn nên chú trọng tới phần kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ của mình trong CV, hãy tỏ ra mình là một ứng viên chuyên nghiệp ngay từ bản CV xin việc nhé! Hoctienganh123.net chúc bạn ứng tuyển thành công!