Tại sao cần có phần Summary ở đầu CV? Cách viết Summary trong CV xin việc. Phân tích cách viết Summary trong CV xin việc. Công thức viết Summary.
Xin việc ngành bếp vào các nhà hàng, khách sạn Âu Mỹ là ước mơ của nhiều bạn trẻ, tuy nhiên nếu chỉ cầm trên tay mẫu CV xin việc bằng tiếng Việt thì cơ hội của bạn là khá nhỏ nhoi. Vậy nên, nếu muốn gia tăng cơ hội trúng tuyển vậy thì hãy chuẩn bị cho mình một mẫu CV tiếng Anh ngành bếp với những thông tin chất lượng nhất bạn nhé.
Theo đuổi sự nghiệp nấu nướng, các ứng viên ngành bếp thường chỉ quan tâm tới kỹ thuật hay cách bài trí thức ăn sao cho đẹp mắt. Hầu hết tất cả mọi người đều cho rằng chỉ cần có tay nghề tốt, biết nhiều cách chế biến món ăn ngon thì sẽ có cơ hội trúng tuyển vào những nhà hàng hay khách sạn mà mình yêu thích.
Tuy nhiên, các bạn lại quên rằng ở lần tiếp cận đầu tiên nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu bạn phải thể hiện những kỹ thuật đó. CV xin việc mới chính là công cụ đem lại cơ hội được thể hiện tài năng thực thụ của mình.
Một mẫu CV xin việc ngành bếp không những là công cụ để ứng viên tiếp cận với nhà tuyển dụng hiệu quả mà hơn thế, nó còn là nơi để ứng viên thể hiện tất cả những ưu điểm của mình liên quan tới chuyên ngành theo đuổi.
Nếu nội dung trong CV thể hiện tốt, hấp dẫn, làm cho nhà tuyển dụng hài lòng thì đương nhiên bạn sẽ có cơ hội và ngược lại.
Về mẫu CV xin việc tiếng Anh ngành bếp, ứng viên cần cân nhắc và chuẩn bị cho mình một bản thật chỉn chu, hoàn hảo nếu muốn ứng tuyển vào những địa điểm có thực khách nước ngoài.
Phần lớn những nhà hàng, khách sạn tuyển dụng ứng viên biết ngoại ngữ thường có quy mô lớn, và nếu trúng tuyển bạn sẽ có cơ hội hưởng các chế độ vô cùng đãi ngộ từ phía họ.
Trong thời buổi hội nhập kinh tế này, dù là có hay không yêu cầu thì các ứng viên ngành bếp cũng hãy cứ chuẩn bị cho mình một bản CV tiếng Anh ấn tượng. Nó sẽ giúp bạn kéo cơ hội lại gần và gia tăng sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Tham khảo thêm: Cách viết mẫu CV tiếng Anh cho nhà hàng
Để cho ra đời một mẫu CV xin việc ngành bếp bằng tiếng Anh hoàn hảo, bạn không thể bỏ qua bước lập outline cho CV của mình.
Có nghĩa là, bạn cần tìm ra những danh mục cần thiết và quan trọng để cho chúng xuất hiện vào bản kê khai thông tin này.
Thường thì các yếu tố cốt lõi như Thông tin cá nhân, Kinh nghiệm, Kỹ năng, Trình độ hay Mục tiêu nghề nghiệp sẽ không thể thiếu. Tuy nhiên bạn cũng có thể đưa vào thêm một số danh mục liên quan khác như Sở thích, Tài lẻ, Năng khiếu, Thành tích đạt được,...
Dù là thông tin nào thì khi đã quyết định đưa vào CV xin việc, ứng viên ngành bếp cần chăm chút để tạo ra bản thông tin chất lượng nhất. Bất kể thông tin sơ sài nào cũng khiến bạn sớm bị loại khỏi vòng tranh đấu này.
Mặc dù rất nhiều thông tin xuất hiện thế nhưng dường như bạn vẫn cần phải dành sự ưu tiên hơn cả cho những danh mục chính. Đó là Thông tin ứng viên, Trình độ học vấn, Mục tiêu nghề nghiệp, Kỹ năng và Kinh nghiệm trong ngành bếp.
Các nội dung này cần trình bày ra sao, câu trả lời sẽ có trong những thông tin được chia sẻ sau đây:
Vì là mẫu CV tiếng Anh cho nên các ứng viên ngành bếp cần lưu ý thể hiện thông tin cá nhân cũng bằng tiếng Anh nhé.
Cụ thể:
- Với mục Full name: Viết họ tên theo tiếng Việt nhưng bỏ dấu
- Date of birth: Ghi theo ngày tháng năm sinh trong giấy khai sinh
- Address: Ghi địa chỉ theo thông tin trong chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước
- Phone number: Đây chính là phần ghi số điện thoại của ứng viên
- Email: Đừng quên kê khai địa chỉ email mà bạn thường dùng vào đây nhé
Các thông tin ở phần Personal details này khá đơn giản và ngắn gọn vậy thôi, tin chắc các ứng viên ngành bếp sẽ sớm hoàn thiện chúng để làm cho tổng thể mẫu CV của mình trở nên hoàn hảo hơn.
Khi trình bày danh mục này, bạn cần đảm bảo tiêu chí ngắn gọn và súc tích. Chỉ cần đưa ra tên trường theo học, chuyên ngành và bằng tốt nghiệp nếu có.
Những ứng viên không tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng thì vẫn có cơ hội ứng tuyển bởi vì bạn có thể theo học nghề bếp ở các tổ chức đào tạo nghề tư nhân. Chỉ cần biết việc và có năng lực thì nhà tuyển dụng cũng sẽ không bỏ qua một nhân tài như bạn đâu.
Mục tiêu nghề nghiệp ngành bếp bằng tiếng Anh thể hiện như thế nào để tạo được ấn tượng mạnh ở lần tiếp cận đầu tiên?
Chắc hẳn nhiều ứng viên sẽ băn khoăn và lo lắng khi đứng trước danh mục này, những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn tự tin khi thể hiện mục tiêu, cùng theo dõi nhé.
- Mục tiêu ngắn hạn:
“Tôi muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp để có cơ hội tạo ra nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng cho thực khách của mình. Ngoài ra cũng mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có đủ điều kiện cũng như cơ hội để hoàn thiện bản thân. Việc trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ sẽ giúp công việc đạt hiệu quả cao hơn.”
“I want to become a professional chef to have the opportunity to create many delicious, attractive and nutritious dishes for my diners. In addition, I also want to work in a professional environment, with enough conditions and opportunities to improve myself. Cultivating knowledge and improving qualifications will help work to be more effective.”
- Mục tiêu dài hạn:
“Tôi muốn trở thành một đầu bếp Âu khét tiếng trong ngành, muốn tên mình phủ sóng khắp nơi và nhiều người biết đến. Trong quá trình làm việc, tôi sẽ không ngừng phấn đấu và hoàn thiện bản thân, dự định trong 5 năm tới tôi sẽ trở thành quản lý để hướng dẫn các nhân viên của mình làm việc hiệu quả hơn.”
“I want to be a famous chef in the industry, want my name to be spread everywhere and many people know. In the process of working, I will constantly strive and improve myself, intending in the next 5 years I will become a manager to guide my employees to work more effectively.”
Một người làm ngành bếp cần khá nhiều kỹ năng, trong đó quan trọng nhất chính là nghiệp vụ chuyên môn.
Cụ thể nếu là đầu bếp thì bạn phải tạo ra được những món ăn với hương vị hấp dẫn, đặc trưng không ở đâu có; Nếu là phụ bếp thì cần phải nhiệt tình và trách nhiệm với những công việc hỗ trợ của mình; Là nhân viên bồi bàn hay phục vụ thì cần phải sở hữu khả năng giao tiếp, tác phong nhanh nhẹn và chuyên nghiệp;...
Như vậy, mỗi vị trí trong ngành bếp sẽ đòi hỏi những yêu cầu khác nhau, do đó bạn cần chuẩn bị tốt nhất cho mình những kỹ năng theo yêu cầu được đăng trong tin tuyển dụng nhé.
Và hãy nhớ rằng khi trình bày kỹ năng phải trình bày bằng tiếng Anh bởi đơn giản là bạn đang viết CV ngành bếp bằng tiếng Anh.
Kinh nghiệm nghề nghiệp chính là sự quan tâm hàng đầu của nhà tuyển dụng khi tuyển dụng các ứng viên ngành bếp. Bởi lẽ ngành nghề này đòi hỏi kỹ năng, nghiệp vụ thực tế hơn là những kiến thức từ sách vở.
Nếu đã từng làm đầu bếp, phụ bếp hay bất cứ vị trí nào trong nhà hàng, khách sạn mà có liên quan tới vị trí hiện tại vậy thì bạn cần phải làm rõ chúng. Những kinh nghiệm thực tế này sẽ giúp bạn có thêm điểm trong hành trình ứng tuyển của mình nếu chúng được thể hiện theo cách tốt nhất.
Khi trình bày kinh nghiệm, hãy nhớ rằng chỉ liệt kê những kinh nghiệm liên quan tới vị trí hiện tại, thời gian làm việc không quá ngắn và ghi rõ tên đơn vị làm việc trước đó vào nhé.
Nếu cần thiết, các ứng viên ngành bếp có thể lập một bảng thống kê để biểu thị rõ ràng nhất những kinh nghiệm làm bếp của mình.
Tham khảo thêm: Mẹo hay trình bày mẫu CV lễ tân khách sạn bằng tiếng Anh
Ngoài chú trọng nội dung, các ứng viên ngành bếp cũng phải để ý tới hình thức trình bày trong CV xin việc của mình.
Theo đó, thông tin khi đưa ra phải đảm bảo chính xác, ngắn gọn và súc tích. Hạn chế việc diễn giải hay nhắc đến những chi tiết không liên quan tới công việc hiện tại.
Kiểm soát lỗi chính tả thật kỹ vì đó chính là nguyên nhân khiến cho bạn phải rời khỏi cuộc ứng tuyển này nhé.
Như vậy, toàn bộ thông tin về mẫu CV tiếng Anh ngành bếp đã được hoctienganh123.net làm rõ. Hy vọng những ai có đam mê với ngành bếp thì đừng bỏ cuộc, hãy thử thay đổi cơ hội bằng cách áp dụng theo hướng dẫn viết CV nêu trên nhé. Chúc bạn sớm tìm được công việc yêu thích và phù hợp với năng lực của mình.