Bạn chưa rõ nên triển khai CV hướng dẫn viên du lịch bằng tiếng Anh như thế nào? Cần lưu ý những gì? Hãy khám phá ngay câu trả lời trong bài viết sau đây.
Phần Summary thường được đặt ở ngay đầu CV xin việc bằng tiếng Anh. Phần này đề cập đến kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và thành tích của ứng viên. Mục đích của phần này là tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng để họ tiếp tục đọc CV xin việc của bạn. Cùng tìm hiểu cách viết Summary trong CV và khi nào thì nên đưa Summary vào CV xin việc trong bài viết ngay sau đây nhé!
Trước khi tìm hiểu về cách viết Summary trong CV, bạn cần hiểu rõ bản chất Summary là gì? Summary có thể được hiểu là một phần giới thiệu được đặt ở đầu CV và có dung lượng rất ngắn gọn.
Kinh nghiệm, thành tích chuyên môn và kỹ năng làm việc của ứng viên sẽ được làm nổi bật trong phần này. Mục đích chính của phần này đó là tạo cảm hứng cho nhà tuyển dụng và họ sẽ muốn tiếp tục đọc CV của bạn.
Một phần Summary được viết tốt phải nêu bật lên những ưu thế và phẩm chất nổi bật nhất của ứng viên, trong đó những thông tin này phải có liên quan đến vị trí công việc đang tuyển dụng và phù hợp với yêu cầu cũng như mô tả công việc trong tin tuyển dụng.
Nếu bạn chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm làm việc thì thay vì Summary hãy nghĩ đến Career Objective (mục tiêu nghề nghiệp). Summary chỉ thực sự phù hợp với những người thay đổi lĩnh vực làm việc hoặc sinh viên mới tốt nghiệp.
Tham khảo thêm: CV và cover letter khác nhau như thế nào?
Mặc dù Summary chủ thực sự phù hợp với sinh viên hoặc người thay đổi lĩnh vực làm việc, tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà tuyển dụng không quá quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên. Họ dành sự quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm, kỹ năng và những lý do để ứng viên có thể làm tốt công việc đang ứng tuyển.
Vậy công thức để tạo ra một phần Summary hấp dẫn nhà tuyển dụng là gì?
Trước tiên, bạn cần ghi nhớ rằng dung lượng của phần Summary chỉ khoảng 3 – 5 dòng, vì vậy, bạn cần viết ngắn nhưng “chất lượng”. Hãy sử dụng một vài từ ngữ thật “đắt giá” để mô tả những ưu thế lớn nhất của bản thân.
Bạn cũng đừng quên đề cập đến vị trí công việc mà mình ứng tuyển và đưa ra những lý do thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mình có thể đảm nhiệm tốt công việc đó. Song song với đó, hãy đưa ra một số thành tích nổi bật bạn đã đạt được để chứng minh cho nhận định của bản thân.
Ví dụ:
“Self-motivated customer service professional with 4+ years of experience helping customers to navigate websites. Also resolving product and service issues. Dream to provide top-class customer support.”
(Tạm dịch: Chuyên viên chăm sóc khách hàng giàu động lực làm việc với hơn 4 năm kinh nghiệm giúp khách hàng điều hướng các trang web. Đồng thời giải quyết các vấn đề về sản phẩm và dịch vụ. Có ước mơ cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng hàng đầu).
Hãy ghi nhớ rằng một phần Summary hiệu quả phải là một phần Summary phù hợp với yêu cầu và nội dung công việc mà nhà tuyển dụng đã đề cập đến trước đó trong tin tuyển dụng. Phần Summary trong CV xin việc của bạn cần được điều chỉnh và chỉn chu đến từng câu chữ để phù hợp nhất với những tiêu chí mà nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy ở một ứng viên tiềm năng.
Hãy khai thác kỹ “Job Offer” để tìm thấy những yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, đồng thời chọn lọc ra những từ khóa “đắt giá” để sử dụng trong CV xin việc của mình.
Nhà tuyển dụng sẽ lọc CV của ứng viên và nếu CV của bạn trông có vẻ như chẳng liên quan gì đến công việc mà họ đang tuyển dụng thì họ sẽ thẳng tay loại bỏ CV của bạn. Đó chính là lý do tại sao bạn cần điều chỉnh CV xin việc nói chung và phần Summary trong CV nói riêng sao cho phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Để đảm bảo có một phần Summary chất lượng (và sau đó là một chiếc CV xin việc chất lượng) thì bạn nên cân nhắc cẩn thận trước khi ứng tuyển cho một công việc nào đó. Chỉ nên ứng tuyển nếu bạn chắc chắn rằng với kỹ năng, chuyên môn và kinh nghiệm của mình, bạn có thể làm tốt công việc đó.
Bạn nên viết những phần Summary khác nhau cho những vị trí công việc khác nhau mà bạn ứng tuyển. Hãy sử dụng công thức viết Summary đã được giới thiệu trong phần trước để phô diễn hết tất cả những gì mình có cho nhà tuyển dụng thấy được. Bạn cũng cần kiểm tra kỹ lại chính tả và cách diễn đạt nếu như không muốn những ý tưởng của mình bị “phá” bởi một vài lỗi chính tả không đáng có.
Hãy nhớ rằng bạn không được phép thể hiện sự hời hợt của mình khi viết phần Summary trong CV. Hãy dành tâm huyết và công sức để viết một phần Summary ngắn gọn, súc tích và phù hợp với những gì nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy ở một ứng viên tiềm năng. Bí quyết ở đây là đừng viết những gì bạn muốn thể hiện ra cho nhà tuyển dụng biết, mà hãy viết những gì đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng trong tin tuyển dụng.
Trước tiên, đó là một phần Summary không có từ ngữ nào nhắc đến nội dung và yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đã đề cập đến trong tin tuyển dụng. Những CV xin việc như vậy sẽ bị loại bỏ thẳng tay dù cho trong những phần còn lại bạn phô diễn bao nhiêu kinh nghiệm làm việc hay bao nhiêu kỹ năng. Nhà tuyển dụng phải làm việc với khá nhiều CV của ứng viên và họ sẽ không dành thời gian cho những người không có kỹ năng viết CV.
Bên cạnh đó, những nhà tuyển dụng nước ngoài không thích một phần Summary có chứa đại từ nhân xưng. Hãy ghi nhớ điều này khi viết Summary. Bạn có thể bắt đầu câu với một động từ ở dạng quá khứ hoặc một động từ ở dạng V-ing.
Ngoài ra, một phần Summary được viết một cách chung chung cũng sẽ bị loại bỏ ngay lập tức. Chẳng có lý do gì để nhà tuyển dụng giữ lại và lãng phí thời gian cho một chiếc CV xin việc mà họ không thể tìm thấy được thông tin mà họ mong chờ.
Tham khảo thêm: Có nên ghi tình trạng hôn nhân trong CV tiếng Anh
Trên đây là hướng dẫn cách viết Summary trong CV xin việc khi bạn ứng tuyển cho một công ty nước ngoài. Mặc dù phần Summary được đặt ở đầu CV nhưng bạn hoàn toàn có thể viết sau cùng, sau khi đã hoàn thành hết toàn bộ các phần khác trong CV. Khi đó bạn sẽ có sự tổng hợp thông tin về kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích của bản thân để biết mình cần đưa những thông tin nào vào trong phần Summary.